Trung Quốc đang theo đuổi một hướng phát triển kinh tế mới bằng cách đẩy mạnh phát triển máy bay không người lái (drone, UAV), và máy bay trực thăng nhỏ, được mệnh danh là “những chiếc xe hơi bay”.
Một chiếc drone cất cánh từ một cảng nổi ngoài khơi Thượng Hải và hướng ra phía biển, sau đó nó trở về với một khoang hàng đầy hải sản tươi ngon. Chuyến bay đến những hòn đảo cách đất liền 130km đã thay thế cho những chuyến thuyền đêm, kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Hải sản mới đánh bắt phải được cấp đông ngay và được đưa đến nhà hàng tươi sống.
Ông Sun Biao (Giám đốc Phoenix Wings – một công ty vận chuyển) cho biết các dịch vụ dạng như này đang trở nên ngày càng phổ biến ở Trung Quốc vì nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng. Công ty của ông Sun đã thực hiện hơn 800.000 chuyến bay bằng drone trên khắp Trung Quốc.
Vận chuyển hàng bằng drone là một lát cắt nhỏ trong thị trường hàng trăm tỉ đô, xuất phát từ công nghệ hàng không mới của Trung Quốc: bao gồm những máy bay nhỏ, drone không người lái và trực thăng lên thẳng – đang là 1 phần trong chiến lược phát triển của chính phủ Trung Quốc.
Trung Quốc muốn “nền kinh tế tầm thấp” (khái niệm kinh tế bao gồm những chuyến bay thương mại ở độ cao dưới 1.000 m) trở thành đòn bẩy tiêu dùng mới cho người dân.
Drone và máy bay điện – “xe hơi bay” – là thành phần quan trọng trong “nền kinh tế tầm thấp”
Nhờ việc nới lỏng các quy định về quản lý thiết bị bay, ngày càng đông các công ty Trung Quốc đang cung cấp những chuyến bay ngắm cảnh và thương mại đối với máy bay không người lái và máy bay nhỏ. Thị trường drone nội địa thực hiện từ việc phun thuốc diệt sâu bọ, chụp ảnh đám cưới đến khảo sát tài nguyên, khoáng sản.
Sau khi dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực xe điện, các doanh nghiệp Trung Quốc đang tham vọng tiếp tục làm chủ việc phát triển các phương tiện bay bằng điện.
“Nền kinh tế tầm thấp” tại đại lục đã đạt doanh thu 500 tỷ Nhân dân tệ (70,8 tỷ USD) vào năm 2023 và được dự đoán sẽ tăng lên 2 triệu tỷ NDT vào năm 2030, theo Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC).
Chính phủ của ông Tập hy vọng sẽ lặp lại thành công của ngành xe điện, bằng cách tạo ra một chuỗi cung ứng nội địa cho lĩnh vực hàng không công nghệ cao, từ vật liệu sản xuất cho đến phần mềm bay tự hành và đảm bảo an toàn. Trong nhiều thập kỷ, vùng trời Trung Quốc bị quản lý chặt chẽ, các chuyến bay tư nhân phải được cấp phép và việc cấp phép gặp nhiều khó khẳn, cũng như tình trạng pháp lý của những chuyến bay drone không rõ ràng. Những năm gần đây, vấn đề này đã thay đổi nhanh chóng.
Năm 2023, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) đã ban hành hướng dẫn quản lý đối với không phận dưới 300 m là nơi các drone được hoạt động. Ở độ cao này, các drone nhỏ hơn sẽ được cho phép hoạt động với ít hạn chế, ngoại trừ các khu vực gần sân bay.
Chính sách mới đã làm bùng nổ việc sử dụng drone, khi gần 200.000 chứng chỉ điều khiển drone được cấp trong năm 2023. Phần lớn drone này được sử dụng ở vùng nông thôn cho việc phun thuốc trừ sâu và phân bón. Những người điều khiển drone có thể kiếm hơn 300.000 NDT/năm.
4 nền tảng của hệ sinh thái kinh tế tầm thấp
- Cơ sở hạ tầng (sân bay, khu vực đỗ drone, các thiết bị liên quan);
- Sản xuất (chuỗi cung ứng vật liệu, phần mềm, …),
- Dịch vụ: bảo trì, bảo dưỡng, đào tạo, hậu cần;
- An toàn bay.
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra khái niệm “kinh tế tầm thấp” trong năm 2021 và đã đưa vào một trong những ưu tiên về phát triển kinh tế trong tháng 12 cùng năm. Nhiều vùng ở Trung Quốc đã đưa khái niệm này vào các kế hoạch phát triển kinh tế cùng kỳ.
Chính sách này đã đem lại nhiều thành quả: số lượng các công ty hàng không tầm thấp đã tăng lên khoảng 1/3 trong vòng 5 năm, đạt con số 57.000, theo số liệu nghiên cứu thuộc bộ công nghiệp Trung Quốc (MIIT).
Những người vận hành các loại drone lớn hơn vẫn cần cấp phép bay chính thức, nhưng chính quyền đã cải tiếng nền tảng hành chính công để đơn giản hóa quy trình cấp phép. Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) đã cấp phép cho 17 khu vực thử nghiệm và 3 cơ sở thí nghiệm các phương tiện bay không người lái, một số trong đó bao gồm những thành phố lớn.
Về vận chuyển hàng hóa, drone là một lựa chọn hiệu quả với tốc độ nhanh chóng và phù hợp với những trường hợp khẩn cấp: ví dụ như phân phối máu đến bệnh viện, hoặc hỏa tốc tài liệu tại nơi địa hình không thuận lợi.
Trung Quốc là nước có ngành thương mại điện tử phát triển mạnh nhất thế giới. Theo SF Express, khoảng 1% lượng hàng hóa 1 năm trong số 100 tỷ kiện hàng có thể phù hợp cho vận chuyển bằng drone, đồng nghĩa với việc cần đến 100 triệu chuyến bay.

Trong tháng 8/2024, Meituan (ứng dụng giao hàng nhanh) đã đưa ra dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng drone, cung cấp thực phẩm, đồ uống giải khát và nhu yếu phẩm khác cho khách du lịch ở Bắc Kinh. Chính quyền thành phố này cũng có ý định phát triển khoảng 5.000 công ty hàng không tầm thấp trong 03 năm tới.
Hiện nay, việc giảm chi phí trở thành mối quan tâm hàng đầu. Chính quyền đang nỗ lực trợ cấp và tăng quy mô, đồng nghĩa với việc các công ty có thể cung cấp dịch vụ rẻ hơn.
Một dịch vụ phát triển khác của hàng không tầm thấp là du lịch, được thanh niên và các gia đình trẻ ưa thích nhằm giải trí, loại bỏ áp lực công việc và cung cấp trải nghiệm mang tính giáo dục cho con cái.
Xinkong Helicopters, 1 công ty tại Thượng Hải đã cung cấp dịch vụ bay từ sân bay Phố Đông đi Côn Sơn (Giang Tô) vào tháng 8/2024. Chuyến bay trên máy bay trực thăng Bell 505 Jet Ranger X kéo dài 1 tiếng, nhanh hơn 2 giờ so với di chuyển bằng ô tô, với mức giá 1.600 – 1.800 NDT/người.
Xinkong Helicopters cũng cung cấp các tour ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng. Trung Quốc vẫn sử dụng nhiều máy bay trực thăng và máy bay hạng nhẹ nhập khẩu, trong khi các công ty trong nước đang cố gắng bắt kịp công nghệ sản xuất máy bay phương tây. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tự hành không người lái, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ vượt xa các đối thủ cạnh tranh nước ngoài bằng chuyển sang năng lượng điện.

Trực thăng lên thẳng chạy điện – “taxi bay”
Các công ty đại lục đang gấp rút phát triển các loại máy bay lên thẳng chạy điện, vận chuyển cả con người lẫn hàng hóa, và sử dụng nhiên liệu sạch bền vững. Máy bay điện sẽ rẻ và không gây tiếng ồn như máy bay trực thăng chạy xăng.
Nhờ chi phí sản xuất pin ngày càng rẻ, phương tiện chạy điện này có thể trở thành phương tiện vận tải hàng ngày song song với xe ô tô.
Bối cảnh ứng dụng của phương tiện bay lên thẳng chạy điện có thể hoàn toàn mới và có thể sẽ đem đến một cuộc cách mạng sâu sắc trong ngành công nghiệp vận tải.
So với máy bay trực thăng truyền thống, máy bay điện có thể tiết kiệm 60% năng lượng, giảm lượng phát thải đến 90% và giảm 65% tiếng ồn. Máy bay điện lên thẳng đang bùng nổ ở Quảng Đông, khu vực phát triển công nghệ cao Thâm Quyến – gần với Hong Kong. Thành phố cũng là “thủ đô drone Trung Quốc”, khi sở hữu gã khổng lồ DJI.

Prosperity – máy bay drone được phát triển bởi AutoFlight China, trong tháng 2/2024 đã trở thành máy bay lên thẳng chạy điện đầu tiên hoàn thành chuyến bay xuyên biển giữa Thâm Quyến và Chu Hải, cách nhau 70km.
Chuyến bay chỉ mất 20 phút trong khi di chuyển bằng xe hơi sẽ mất 2 tiếng. Giá vé chuyến bay khoảng 300 NDT/người, là rẻ hơn nhiều so với bay bằng máy bay trực thăng thông thường.
Do tổng chi phí cho việc chế tạo và vận hành có thể chỉ bằng 15% so với máy bay trực thăng truyền thống. Các chuyến bay ngắn sử dụng máy bay điện lên thẳng được mong đợi là sẽ dễ dàng như dịch vụ gọi xe thông thường trong tương lai. EHang – nhà sản xuất UAV ở Quảng Đông, đã trở thành hãng đầu tiên nhận chứng nhận từ Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cho một máy bay bay lên thẳng chạy điện 2 hành khách.

EHang cũng cho biết hãng đã nhận sản xuất 1200 chiếc từ khách hàng nước ngoài và dự đoán nhu cầu “taxi bay” sẽ trở nên phổ thông trong vòng 5 năm tới.
Các thách thức về kỹ thuật
Pin cho các máy bay lên thẳng chạy điện cần lớn hơn để có thể bay lâu hơn. Ngoài ra các lo ngại về an toàn sẽ cần thử nghiệm nhiều năm trước khi được thương mại hóa. Mặc dù việc thử nghiệm công nghệ pin mới đã bắt đầu vào năm 2025.
Hơn 85% vốn đầu tư cho “kinh tế tầm thấp” đang chảy trực tiếp vào các công ty sản xuất phương tiện bay lên thẳng chạy điện. Aerofugia và Volant Aerotech đã nhận hàng trăm triệu NDT đầu tư vào năm 2023. Xpeng Aeroht – công ty chuyên sản xuất “xe hơi bay”, có mục tiêu sản xuất hàng loạt và cung cấp máy bay lên thẳng vào năm 2026. Hãng đã bán được 2 triệu NDT sản phẩm. Chuyến bay có người lái đầu tiên của hãng dự kiến được thực hiện tại triển lãm hàng không Chu Hải vào tháng 11/2024.

Về vấn đề an toàn, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) đã đề xuất quy định hướng dẫn cho các hoạt động thử nghiệm hàng không: “ngoại ô trước, thành phố sau, hàng hóa trước, hành khách sau, và thử nghiệm riêng trước, tích hợp sau”. Có nghĩa rằng nên bắt đầu với chở hàng hóa trước để đảm bảo an toàn, trước khi chuyển sang chở người.
Người tiêu dùng và nhà đầu tư cần nhiệt tình với thị trường. Cần có sự truyền thông, quảng bá rộng rãi, ví dụ chia sẻ trải nghiệm bay mới lạ, nhằm đưa loại hình vận tải mới mẻ này tới gần hơn với thực tế.
Quý khách hàng, đối tác có mong muốn hợp tác đầu tư, tham gia vào mạng lưới kinh doanh. Xin liên hệ:

- Tên giao dịch quốc tế: TAHIRA VIETNAM JOINT STOCK COMPANY.
- Mã số thuế: 0110586852, cấp ngày 28/12/2023 bởi Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Hà Nội.
- ĐKKD: Tòa nhà MITEC, Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy , Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- VPGD: Tầng 7 Tòa Nhà Mitec, lô E2 khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
